Năm 2019 là năm ghi dấu cuộc đổ bộ bán hàng ngoại tỉnh lớn nhất của doanh nghiệp địa ốc TP.HCM trong một thập kỷ qua. Trong khi nhà đầu tư vừa và nhỏ sẵn sàng bỏ trên dưới 1 tỷ đồng để sở hữu đất nền vùng ven thì nhiều chủ đầu tư đang có động thái về đây gom quỹ đất triển khai dự án.
Thị trường địa ốc Bình Dương với lợi thế có địa phận liền kề TP.HCM, kinh tế phát triển mạnh, hạ tầng nổi trội đã có nhiều chuyển biến sôi động trên thị trường bất động sản. Theo Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương, trong năm 2018, UBND tỉnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho 40 dự án nhà ở tương ứng với 235,38ha đất, khoảng 1,059 triệu m2/sàn nhà ở được cung cấp ra thị trường, đưa vào sử dụng 2.262 căn với tổng diện tích sàn khoảng 107.837,44m2. Rõ ràng, nguồn cung về bất động sản khu vực này đã tăng trưởng mạnh nhiều so với những năm trước và đang góp phần giải quyết những nhu cầu bức thiết về nhà ở của người dân vùng ven.
Động thái rõ ràng nhất là hàng loạt chủ đầu tư đã tìm đến Bình Dương để gom quỹ đất để phát triển dự án như: Trần Anh Group, Quốc Cường Gia Lai, Phú Hồng Thịnh, Kim Oanh và sự tham gia của các “ông lớn” như Vin Group, Hưng Thịnh, Đất Xanh.
Quan sát thực tế tại Bình Dương, những dự án đất nền tại một số địa phương như Thủ Dầu Một, Thuận An, Bàu Bàng, Tân Uyên đều ghi nhận tỷ lệ hấp thụ từ 90-95%, thậm chí là cháy hàng. Nguyên nhân là bởi nơi đây liền kề nhiều khu công nghiệp quy mô lớn của toàn tỉnh như Nam Tân Uyên, Uyên Ưng, Phú Chánh, Visip I. Giá trị đất nền, nhà phố khu vực này cũng có dấu hiệu tăng đều với mức giá 1,5 – 2 lần so với giá gốc ban đầu tung ra thị trường.
Chính vì thế, năm 2019 được dự đoán sẽ là năm thắng lớn của thị trường địa ốc đất nền nhà phố. Đây là phân khúc sẽ nhận được sự quan tâm lớn nhất toàn thị trường địa ốc bởi rổ hàng dồi dào, nhiều tiềm năng gia tăng giá trị, sinh lời hiệu quả. Làn sóng đầu tư đầu tư đất nền Bình Dương được đánh giá là một cuộc “di cư” kỷ lục của doanh nghiệp địa ốc Sài Gòn trong 1 thập kỷ trở lại đây. Nguyên nhân bất động sản Bình Dương “sống lại”, trở thành nam châm hút vốn là do một số sự kiện diễn ra trong năm 2018: Bình Dương lọt top 21 thành phố danh sách thành phố thông minh của 21 quốc gia trên 6 châu lục trên diễn đàn cộng đồng thông minh thế giới ICF, trở thành đại diện đầu tiên và duy nhất Việt Nam vào danh sách này; Là thành viên thứ 106 của Hiệp hội Đô thị khoa học thế giới (WTA); Sở hữu cơ cấu dân số vàng cùng GDP đầu người cao nhất cả nước (119,7 triệu/người); Lao động nhập cư mỗi năm tăng 50,000 người trong đó có 30,000 người là chuyên viên, lao động kỹ thuật cao.
Hiện tại, nhằm tiến đến mục tiêu xây dựng khu đô thị thông minh, thu hút vốn đầu nước ngoài – Bình Dương đang nhận được một lượng tiền đầu tư rất lớn cho cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông vận tải. Ngoài đường vành đai 3, vành đai 4, đại lộ Mỹ Phước – Tân Vạn – Nhơn Trạch, ĐT 746, ĐT 747B mở rộng, sắp tới các khu vực này còn đón thêm nhiều công trình giao thông “tỉ đô” như: nâng cấp mở rộng tuyến đường ĐT.743; Xây dựng cầu vượt tại Vòng xoay An Phú; Xây dựng cầu vượt tại Ngã tư 550; Tuyến giao thông Mỹ Phước – Tân Vạn kết nối các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; Tuyến Metro số 3B kéo dài từ Ngã 6 cộng hòa – Hiệp Bình Phước. Đặc biệt, Quốc Lộ 13 được mở rộng từ 6 lên 8 làn xe. Tuyến đường này có ý nghĩa như chiếc đòn bẩy nâng cao vị thế của Bình Dương từ tỉnh nghèo thuần nông lên vị trí dẫn đầu cả nước về phát triển công nghiệp, đô thị, thu hút đầu tư.
Theo Infonet